Lịch sử hình thành xã Công ChínhNgày 26/11/2020 16:38:53 Quá trình hình thành xã Công Chính gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông cống. Theo các nhà nghiên cứu thì hai chữ NôngCống lần đầu tiên được Ngô Sỹ Liên chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân, trấn Thanh Đô. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX được xuất bản vào thời Nguyễn thì thời bấy giờ Nông cổng có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc, các làng của Công Chính thuộc tổng Vạn Đồn. Đến thời Đồng Khánh (1885-1888), biên soạn cuốn Đồng Khánh địa chí dư, Nông Cống có 12 tổng, đến đây tổng Lạc Thiện xuất hiện, gồm có 20 thôn, trong đó có tên một sổ làng của Công Chính. Sau sự biến năm 1908, các đơn vị hành chính của Nông Cống có sự thay đổi, như lập đồn điền Yên Mỹ và một số trại, ấp, giai đoạn này Nông cống được chia thành 10 tổng, các làng của Công Chính vẫn thuộc tổng Lạc Thiện.(Trong đó có xã Công Chính)kéo dài từ làng Giải Trại đến làng Ôn Lâm do cụ Nguyễn Trọng Khôi làm Chủ tịch. Đến cuối năm 1946, đầu năm 1947, Chính phủ có chủ chương sáp nhập các xã lại thành xã lớn, xã Công Liêm sáp nhập với xã Cộng Hòa thành xã Công Liêm (lớn) với địa giới kéo dài từ làng Đoài Đạo (nay thuộc xã Công Liêm) đến làng Yên Mới (nay thuộc xã Phú Sơn, huyện Tỉnh Gia). Do yêu cầu quản lí xã hội ngày càng cao, địa bàn mỗi xã lại quá rộng, Chính phủ có chủ trương chia các xã lớn thành các xã nhỏ, tháng 7 năm 1954, xã Công Liêm (lớn) được chia thành 3 xã gồm: Xã Công Bình có địa giới hành chính kéo dài từ làng Yên Nẩm đến làng Ổn Lâm chạy dọc theo khe Ngang Kỳ Thượng về Yên Mới, gồm các làng: Lâm Thượng, Lâm Hạ, Yên Phú, Yên Hòa, Yên Lai, Yên Nam. Xã Công Chính: Có địa giới hành chính từ làng Giải Trại đến làng Thái Yên, có các làng: Giải Trại, Luật Thôn, Hòa Thôn, Thái Yên, Hòa Giáo, Tân Luật, Hồng Thái. Xã Công Liêm (mới) có địa giới hành chính từ làng Đoài Đạo đến làng Cự Phú, Đồng Kỳ, gồm các làng: Hậu Áng, Lộc Tuy, Đồng Kỳ, Phú Đa, Cự Phú, thôn Đoài.
Xã Công Chính thuộc vùng 3 của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện 9 km về phía tây nam, tỉnh lộ 505 đi qua, là địa phương giáp ranh với 5 xã thuộc 2 huyện trong vùng, gồm: Phía đông giáp xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống Phía đông nam giáp xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia Phía tây giáp xã Yên Lạc huyện Như Thanh Phía nam giáp xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống Phía bắc giáp xã Công Liêm, huyện Nông Cống Trước năm 2003, xã có 12 thôn với 1.159 hộ dân và 6.035 nhân khẩu. Từ tháng 12/2003, xã tiếp nhận thêm 3 thôn từ Nông trường Yên Mỹ về, từ đó xã có thêm 3 thôn mới là (Mỹ Tân, Mỹ Tiến và Long Thắng), tổng số thôn của xã là 15 thôn.Tháng 8/2018 thực hiện Quyết định số 3110/QĐ - UBND, ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xã đã tiến hành sáp nhập 9 thôn thành 4 thôn, đến nay, tổng số thôn trong xã là 10 thôn với1.937 hộ và 8.094nhân khẩu. Với đặc thù vừa là nơi quần cư của 3 dân tộc anh em (Kinh, Thái, Mường) cùng sinh sống (tuy nhiên các dân tộc Thái, Mường đã sinh sống lâu với người Kinh và hầu như các phong tục tập quán cũng sinh hoạt như người Kinh). Trong đó: Dân tộc kinh chiếm đa số với 1.887 hộ; 7.838 nhân khẩu, dân tộc Thái với 40 hộ; 201 nhân khẩu, còn lại là dân tộc Mường với 10 hộ; 55 nhân khẩu, vừa là nơi có cả đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo thuộc Giáo hạt Thái Yên sinh sống với 834 hộ, 3.700 nhân khẩu chiếm 45,7% dân số, trải dài trên địa bàn 6 thôn, lại có cả đồng bào theo đạo Tin Lành sinh sống với 12 tín đồ. Tính đến nay, xã có trên 60 dòng họ cùng sinh sống trên địa bàn. Trong đó, các dòng họ Nguyễn, Lê, Hà, Trần...là những dòng họ cư trú lâu đời hay là chính gốc, các dòng họ còn lại là những dòng họ chủ yếu di cư từ các địa phương khác đến từ những năm đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp mở đồn điền Yên Mỹ và từ những năm 1947 đến 1979 theo chính sách di dân của Nhà nước mà đông nhất là từ Nghệ An ra và từ một số tỉnh miền bắc vào như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên...., từ các huyện miền biển lên như: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá...và từ các xã trong huyện đến. Điều này được thể hiện rõ nhất là ở xã có một số làng có tên rất cổ như: Giải Trại, Luật Thôn, Hoà Thôn (Làng Tam Hòa), Rọc Năn và một số làng có tên rất mới như: Tân Chính, Tân Luật, Thái Sơn, Thái Yên, Hồng Thái, Tân Tiến... Tuy vậy, với sự lãnh của Cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, do đó, các dòng họ, đồng bào các dân tộc, đồng bào giáo dân ở địa phương đã cùng nhau chung sống chan hoà, đoàn kết, kính chúa - yêu nước, tạo thuận lợi cho công tác xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương.
Lường Văn Trì - Bí thư Đảng bộ xã
Đăng lúc: 26/11/2020 16:38:53 (GMT+7)
Quá trình hình thành xã Công Chính gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông cống. Theo các nhà nghiên cứu thì hai chữ NôngCống lần đầu tiên được Ngô Sỹ Liên chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân, trấn Thanh Đô. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX được xuất bản vào thời Nguyễn thì thời bấy giờ Nông cổng có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc, các làng của Công Chính thuộc tổng Vạn Đồn. Đến thời Đồng Khánh (1885-1888), biên soạn cuốn Đồng Khánh địa chí dư, Nông Cống có 12 tổng, đến đây tổng Lạc Thiện xuất hiện, gồm có 20 thôn, trong đó có tên một sổ làng của Công Chính. Sau sự biến năm 1908, các đơn vị hành chính của Nông Cống có sự thay đổi, như lập đồn điền Yên Mỹ và một số trại, ấp, giai đoạn này Nông cống được chia thành 10 tổng, các làng của Công Chính vẫn thuộc tổng Lạc Thiện.(Trong đó có xã Công Chính)kéo dài từ làng Giải Trại đến làng Ôn Lâm do cụ Nguyễn Trọng Khôi làm Chủ tịch. Đến cuối năm 1946, đầu năm 1947, Chính phủ có chủ chương sáp nhập các xã lại thành xã lớn, xã Công Liêm sáp nhập với xã Cộng Hòa thành xã Công Liêm (lớn) với địa giới kéo dài từ làng Đoài Đạo (nay thuộc xã Công Liêm) đến làng Yên Mới (nay thuộc xã Phú Sơn, huyện Tỉnh Gia). Do yêu cầu quản lí xã hội ngày càng cao, địa bàn mỗi xã lại quá rộng, Chính phủ có chủ trương chia các xã lớn thành các xã nhỏ, tháng 7 năm 1954, xã Công Liêm (lớn) được chia thành 3 xã gồm: Xã Công Bình có địa giới hành chính kéo dài từ làng Yên Nẩm đến làng Ổn Lâm chạy dọc theo khe Ngang Kỳ Thượng về Yên Mới, gồm các làng: Lâm Thượng, Lâm Hạ, Yên Phú, Yên Hòa, Yên Lai, Yên Nam. Xã Công Chính: Có địa giới hành chính từ làng Giải Trại đến làng Thái Yên, có các làng: Giải Trại, Luật Thôn, Hòa Thôn, Thái Yên, Hòa Giáo, Tân Luật, Hồng Thái. Xã Công Liêm (mới) có địa giới hành chính từ làng Đoài Đạo đến làng Cự Phú, Đồng Kỳ, gồm các làng: Hậu Áng, Lộc Tuy, Đồng Kỳ, Phú Đa, Cự Phú, thôn Đoài.
Xã Công Chính thuộc vùng 3 của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện 9 km về phía tây nam, tỉnh lộ 505 đi qua, là địa phương giáp ranh với 5 xã thuộc 2 huyện trong vùng, gồm: Phía đông giáp xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống Phía đông nam giáp xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia Phía tây giáp xã Yên Lạc huyện Như Thanh Phía nam giáp xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống Phía bắc giáp xã Công Liêm, huyện Nông Cống Trước năm 2003, xã có 12 thôn với 1.159 hộ dân và 6.035 nhân khẩu. Từ tháng 12/2003, xã tiếp nhận thêm 3 thôn từ Nông trường Yên Mỹ về, từ đó xã có thêm 3 thôn mới là (Mỹ Tân, Mỹ Tiến và Long Thắng), tổng số thôn của xã là 15 thôn.Tháng 8/2018 thực hiện Quyết định số 3110/QĐ - UBND, ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xã đã tiến hành sáp nhập 9 thôn thành 4 thôn, đến nay, tổng số thôn trong xã là 10 thôn với1.937 hộ và 8.094nhân khẩu. Với đặc thù vừa là nơi quần cư của 3 dân tộc anh em (Kinh, Thái, Mường) cùng sinh sống (tuy nhiên các dân tộc Thái, Mường đã sinh sống lâu với người Kinh và hầu như các phong tục tập quán cũng sinh hoạt như người Kinh). Trong đó: Dân tộc kinh chiếm đa số với 1.887 hộ; 7.838 nhân khẩu, dân tộc Thái với 40 hộ; 201 nhân khẩu, còn lại là dân tộc Mường với 10 hộ; 55 nhân khẩu, vừa là nơi có cả đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo thuộc Giáo hạt Thái Yên sinh sống với 834 hộ, 3.700 nhân khẩu chiếm 45,7% dân số, trải dài trên địa bàn 6 thôn, lại có cả đồng bào theo đạo Tin Lành sinh sống với 12 tín đồ. Tính đến nay, xã có trên 60 dòng họ cùng sinh sống trên địa bàn. Trong đó, các dòng họ Nguyễn, Lê, Hà, Trần...là những dòng họ cư trú lâu đời hay là chính gốc, các dòng họ còn lại là những dòng họ chủ yếu di cư từ các địa phương khác đến từ những năm đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp mở đồn điền Yên Mỹ và từ những năm 1947 đến 1979 theo chính sách di dân của Nhà nước mà đông nhất là từ Nghệ An ra và từ một số tỉnh miền bắc vào như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên...., từ các huyện miền biển lên như: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá...và từ các xã trong huyện đến. Điều này được thể hiện rõ nhất là ở xã có một số làng có tên rất cổ như: Giải Trại, Luật Thôn, Hoà Thôn (Làng Tam Hòa), Rọc Năn và một số làng có tên rất mới như: Tân Chính, Tân Luật, Thái Sơn, Thái Yên, Hồng Thái, Tân Tiến... Tuy vậy, với sự lãnh của Cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, do đó, các dòng họ, đồng bào các dân tộc, đồng bào giáo dân ở địa phương đã cùng nhau chung sống chan hoà, đoàn kết, kính chúa - yêu nước, tạo thuận lợi cho công tác xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương.
Lường Văn Trì - Bí thư Đảng bộ xã
|