BÀI TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI SỐNgày 15/01/2024 13:00:00 BÀI TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI SỐTrong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được triển khai và đẩy mạnh thực hiện trên một số lĩnh vực, đạt kết quả bước đầu quan trọng. Cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; mạng truyền dẫn băng thông rộng và mạng 4G đã phủ sóng đến hầu hết các thôn, bản, khu phố, cụm dân cư; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh đã được kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia. Công nghệ số đã và đang được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực, rõ nét là trong các ngành dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm.Với quan điểm chuyển đổi số là xu thế tất yếu và rất cần thiết nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh. Là phương thức để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài; cần phải có lộ trình, bước đi phù hợp, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân; đồng thời, phải tận dụng tối đa cơ hội, điều kiện thuận lợi để đi nhanh, đi trước, không để bị tụt hậu. Chuyển đổi số phải được thực hiện đồng bộ, liên thông, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn một số địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực trọng điểm, có lợi thế để thực hiện thí điểm chuyển đổi số, sau đó tổ chức đánh giá, nhân ra diện rộng; ưu tiên xây dựng chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số. Chuyển đổi số phải thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, nâng cao năng lực chuyển đổi số của tỉnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội; phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức thực hiện đồng bộ ở các ngành, các cấp và sự tham gia của toàn dân để bảo đảm cho sự thành công của chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Phấn đấu đến năm 2025 tỉnh Thanh Hóa trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số. Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên một số lĩnh vực để thúc đẩy phát triển xã hội số như: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đẩy mạnh phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu, giáo trình điện tử và nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Lĩnh vực y tế: Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng hỗ trợ khám bệnh từ xa, đến năm 2025 có 100% cơ sở y tế có bộ phận hỗ trợ khám bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Phát triển các ứng dụng cung cấp kiến thức phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe để người dân tra cứu thông tin và thực hiện. Lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông: Xây dựng và triển khai các sản phẩm số về văn hóa, lịch sử đất và người Thanh Hóa trên không gian mạng; chuyển đổi số trong các lĩnh vực thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, phát hành phim chiếu bóng và liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia. Số hóa quy trình sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình; triển khai hệ thống truyền thanh thông minh; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện triển lãm. Lĩnh vực giao thông vận tải: Thực hiện đăng ký và quản lý phương tiện, cấp và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện trên nền tảng số; ứng dụng các giải pháp giám sát phương tiện giao thông công cộng thông minh. Lĩnh vực an ninh, trật tự: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện, nâng cấp Trung tâm chỉ huy, điều hành kết nối với hệ thống thông tin phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống giao thông; chia sẻ, tích hợp thông tin với Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh. Thực hiện thanh toán một số dịch vụ công thiết yếu qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, như: phí bảo vệ môi trường, phí sử dụng điện, nước, thanh toán học phí và các khoản thu khác trong các trường học, thanh toán viện phí... Nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh. Các cấp ủy đảng, chính quyền quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn của tỉnh, địa phương, đơn vị và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi số. Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu, đi đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân nhân tích cực tham gia thực hiện chuyển đổi số ở các địa phương, đơn vị.
Đăng lúc: 15/01/2024 13:00:00 (GMT+7) BÀI TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được triển khai và đẩy mạnh thực hiện trên một số lĩnh vực, đạt kết quả bước đầu quan trọng. Cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; mạng truyền dẫn băng thông rộng và mạng 4G đã phủ sóng đến hầu hết các thôn, bản, khu phố, cụm dân cư; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh đã được kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia. Công nghệ số đã và đang được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực, rõ nét là trong các ngành dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm.Với quan điểm chuyển đổi số là xu thế tất yếu và rất cần thiết nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh. Là phương thức để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài; cần phải có lộ trình, bước đi phù hợp, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi người dân; đồng thời, phải tận dụng tối đa cơ hội, điều kiện thuận lợi để đi nhanh, đi trước, không để bị tụt hậu. Chuyển đổi số phải được thực hiện đồng bộ, liên thông, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn một số địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực trọng điểm, có lợi thế để thực hiện thí điểm chuyển đổi số, sau đó tổ chức đánh giá, nhân ra diện rộng; ưu tiên xây dựng chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số. Chuyển đổi số phải thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, nâng cao năng lực chuyển đổi số của tỉnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội; phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức thực hiện đồng bộ ở các ngành, các cấp và sự tham gia của toàn dân để bảo đảm cho sự thành công của chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Phấn đấu đến năm 2025 tỉnh Thanh Hóa trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số. Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên một số lĩnh vực để thúc đẩy phát triển xã hội số như: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đẩy mạnh phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu, giáo trình điện tử và nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Lĩnh vực y tế: Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng hỗ trợ khám bệnh từ xa, đến năm 2025 có 100% cơ sở y tế có bộ phận hỗ trợ khám bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Phát triển các ứng dụng cung cấp kiến thức phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe để người dân tra cứu thông tin và thực hiện. Lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông: Xây dựng và triển khai các sản phẩm số về văn hóa, lịch sử đất và người Thanh Hóa trên không gian mạng; chuyển đổi số trong các lĩnh vực thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, phát hành phim chiếu bóng và liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia. Số hóa quy trình sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình; triển khai hệ thống truyền thanh thông minh; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện triển lãm. Lĩnh vực giao thông vận tải: Thực hiện đăng ký và quản lý phương tiện, cấp và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện trên nền tảng số; ứng dụng các giải pháp giám sát phương tiện giao thông công cộng thông minh. Lĩnh vực an ninh, trật tự: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện, nâng cấp Trung tâm chỉ huy, điều hành kết nối với hệ thống thông tin phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống giao thông; chia sẻ, tích hợp thông tin với Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh. Thực hiện thanh toán một số dịch vụ công thiết yếu qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, như: phí bảo vệ môi trường, phí sử dụng điện, nước, thanh toán học phí và các khoản thu khác trong các trường học, thanh toán viện phí... Nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh. Các cấp ủy đảng, chính quyền quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn của tỉnh, địa phương, đơn vị và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi số. Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu, đi đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân nhân tích cực tham gia thực hiện chuyển đổi số ở các địa phương, đơn vị.
|